Tác dụng của yến sào như thế nào đối với sức khỏe con người
Tổ yến hay còn gọi là yến sào được hình thành như thế nào
Yến sào hay còn gọi là tổ yến là loại tổ được tạo thành do nước bọt của chim yến tiết ra và trộn với các chất khác. Loài chim này chủ yếu sinh sống ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Compuchia và một số nơi khác. Tổ yến rất giàu cacbohydrat, axit hữu cơ, axit amin tự do và chất đặc trưng là axit sialic. Có chức năng dưỡng âm, dưỡng ẩm, dưỡng khí. Là một loại thuốc bổ cao cấp vừa là thực phẩm vừa là thuốc, luôn được các đấng mày râu và phụ nữ tuổi trung niên săn lùng.
Thời gian gần đây nhiều người muốn biết ăn tổ yến có tác dụng gì hay công dụng của yến sào? Hôm nay Yến Sào GFARM xin giới thiệu đến khách hàng tác dụng của tổ yến. Cách chế biến tổ yến như thế nào và những người nên tránh hoặc hạn chế ăn yến sào.
Thành phần dinh dưỡng của tổ yến
Về mặt dinh dưỡng, các nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng thành phần chính của tổ yến là protein hòa tan trong nước, carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, natri, kali và các nguyên tố vi lượng và axit amin khác. Trong đó hàm lượng protein tương đối cao. Và cứ 100g yến sào khô thì chứa Protein 49,9g, canxi 42,9mg, photpho 3mg, sắt 4,9mg. Nhiều chuyên gia nhận định yến sào là dược liệu quý đối với con người.
Đây là món ăn vô cùng bổ dưỡng, chứa các khoáng chất như Canxi, Magie, Kali,… và được chia làm rất nhiều loại dựa theo nguồn gốc, theo màu sắc. Theo quan niệm của những người sành sỏi về yến. Trong đó bạch yến là loại yến được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, ngoài ra còn một số loại yến như huyết yến, hồng yến,…
Yến sào là món ăn mang lại không ít giá trị dinh dưỡng và tinh thần bởi chúng là một trong số ít các loại thực phẩm có chứa cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ.
Bên cạnh đó, trong tổ yến có đến khoảng 31 nguyên tố khoáng đa, vi lượng cùng các nguyên tố quý hiếm giúp ổn định thần kinh trí nhớ. Tăng cường hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp. Hơn thế nữa, yến sào còn có tác dụng làm tăng huyết sắc tố. Giảm thời gian đông máu, phục hồi các tế bào bị tổn thương, hồi xuân và tăng cường tuổi thọ.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học còn nghiên cứu thành công tác dụng của yến sào trong việc hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh HIV/AIDS. Do có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong tổ yến.
Yến sào có tỷ lệ rất cao của các axit amin cần thiết như arginin, trytophan, histidin, cystin, tyrosin. Sản phẩm này còn có chứa glucid, tro (gồm phốt pho, sắt, mangan, kẽm). Ngoài ra còn có axit sialique có tác dụng kích thích sự tăng sinh tế bào.
Tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác động vào 2 kinh phế, vỵ. Do đó, chúng có tác dụng dưỡng nuôi phế âm, tiêu đờm, cầm ho và chữa các chứng bệnh lao lực, suy yếu, sốt do ho lao, hen suyễn, bổ huyết.
Tổ yến chứa protein hòa tan trong nước, carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, natri, kali và các nguyên tố vi lượng khác.
Tổ yến có chứa các axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức sống của con người. Chẳng hạn như lysine, cystine và arginine.
Tổ yến chứa các thành phần protein độc đáo và một số lượng lớn các phân tử hoạt tính sinh học.
Tổ yến có chứa hormone thúc đẩy quá trình phân chia tế bào và yếu tố tăng trưởng biểu bì.
Sản phẩm còn được dùng để phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, người kém ăn, kém ngủ, làm vết thương chóng lành.
Nhờ hàm lượng 42-63% protein cần thiết cho quá trình tăng trường. Yến sào giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển trí tuệ. Ngoài ra, các thành phần axitsialic, axitaspartic, phenylalamine, lysine, trytophan… có trong yến còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, trí não và kích thích hệ tiêu hóa.
Đối với phụ nữ, dưỡng chất threonine hình thành nên elastine và collagen. 2 hợp chất có tác dụng tích cực với nhan sắc và làn da phụ nữ như giảm mụn, làm sáng và mịn da, giảm nám và ngăn ngừa lão hoá. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, các dưỡng chất của tổ yến còn làm giảm mệt mỏi, căng thẳng và cung cấp khoáng chất cho thai nhi.
Yến sào cũng giúp người già chống lão hóa và bệnh tật, phục hồi sức khỏe, tăng khả năng trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp… Ngoài ra, yến còn được dùng để bồi bổ người bệnh, giúp người ốm mau hồi phục thể lực.
Đối tượng nào nên dùng yến sào:
- Tác dụng của yến sào đối với nam giới : Ăn yến sào cho nam giới có thể bổ phổi, dưỡng dạ dày, bổ khí, bổ tỳ vị, tăng cường thể lực. Làm cho tinh thần sảng khoái, giải tỏa căng thẳng, tiêu trừ mệt mỏi. Ngoài ra, một tác dụng tốt của tổ yến là làm sạch phổi, dưỡng phổi, rất tốt cho hệ hô hấp, giúp tăng cường sinh lý cho phái mạnh. Đàn ông hiện đại chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thường xuyên phải giao du, hút thuốc, rượu chè, tổ yến là một sản phẩm tốt hiếm có để “rửa phổi” .
- Tác dụng của tổ yến đối với phụ nữ : tổ yến mà phụ nữ thường ăn có thể dưỡng da, làm cho da ẩm, mịn, đàn hồi và điều hòa tuần hoàn nội tiết. Tổ yến có thể dùng để chăm sóc da và làm đẹp cho phụ nữ, làm da dẻ trắng mịn, giảm nhăn da mặt, tiêu mụn, dưỡng huyết. Thúc đẩy tuần hoàn máu, khử huyết ứ, tái tạo sinh khí mới. Có tác dụng tốt đối với phụ nữ bế kinh, đau bụng kinh, rong kinh.
- Tác dụng của yến sào đối với phụ nữ mang thai : phụ nữ cần bổ sung dinh dưỡng nhất là trong thời kỳ mang thai, vì yến sào rất giàu protein hoạt tính, có thể thúc đẩy sự phát triển của các mô và nâng cao khả năng miễn dịch. Phụ nữ mang thai ăn yến sào không chỉ có thể bồi bổ cơ thể mẹ, axit yến có trong yến sào còn có thể làm cho những đứa trẻ sơ sinh sau này khỏe mạnh, trắng trẻo và khỏe mạnh hơn.
- Tác dụng của yến sào đối với người trung niên và cao tuổi : người trung niên và cao tuổi đang trong giai đoạn suy giảm thể chất, dung dịch nước chứa hoạt chất glycoprotein trong yến sào có thể kích thích trực tiếp sự phát triển của tế bào hệ miễn dịch, cải thiện miễn dịch. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường các tác dụng đến các chức năng. Cải thiện hiệu quả tuần hoàn máu và giảm cholesterol.
- Tác dụng của yến sào đối với trẻ em và thanh thiếu niên : thường xuyên ăn yến sào có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nâng cao thể lực, củng cố mọi mặt chức năng của cơ thể, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng. Ngăn ngừa bệnh tật xâm nhập, thúc đẩy phát triển trí não.
Việc dùng yến sào liều lượng cao và tần suất dày đặc, do tâm lý nóng lòng muốn yến phát huy tác dụng là một sai lầm. Khi cơ thể hấp thu không hết dưỡng chất có trong yến sẽ gây lãng phí. Ngoài ra, sử dụng yến quá liều lượng còn dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy do yến có tính hàn.
Tốt nhất nên sử dụng yến thường xuyên nhưng với liều lượng nhỏ, tránh dùng nhiều mỗi lần và thi thoảng mới dùng. Với yến dạng tổ tự chế biến, nên dùng 1 tổ mỗi tuần, chia nhỏ dùng hàng ngày. Do yến sào chế biến khó và tốn công sức, có thể dùng sản phẩm yến sào dạng nước thay thế, liều lượng theo chỉ định của nhà sản xuất.
Các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tổ yến tẩm bổ phải dựa trên thể trạng của từng người. Nhiều trường hợp do ăn không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều đã dẫn đến rối loạn tiêu hóa, béo phì.
Theo đó, người già, người bệnh nếu dùng yến đều đặn chỉ nên với liều lượng 5g/ngày. Bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, rối loạn mỡ máu. Nếu muốn bồi bổ yến một cách đều đặn, lâu dài phải theo tư vấn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng đề phòng trường hợp biến chứng xảy ra.
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, trẻ sơ sinh, người có thể trạng đàm thấp, béo phì, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… Không nên dùng yến sào. Khi dùng cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên thử từ từ vì có thể gây dị ứng cho bé.
Nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như vậy, lại rất dễ chế biến và hương vị cũng rất ngon nên yến sào luôn là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu trong các thực phẩm bồi bổ sức khỏe cho người già, người bệnh, phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ sau khi sinh.
Cách chế biến yến sào:
Yến sào có thể được chế biến nhiều món ăn khác nhau nhưng phổ biến nhất là yến chưng cách thủy như: tổ yến chưng đường phèn, súp yến sào càng cua, yến chưng hạt sen, yến sào nhân sâm, súp yến vi cá, cháo gà tổ yến, yến sào tiềm gà ác thuốc bắc, chè yến ngũ quả...
Dưới đây là một số tác dụng của tổ yến đối với sức khỏe con người:
1. Tăng cường các hoạt động tự điều chỉnh của cơ thể và khả năng kháng bệnh.
2. Tạo ra các kháng thể và ngăn ngừa vi khuẩn và virus.
3. Hỗ trợ trong việc phòng chống ung thư nhờ có nhiều chất chống oxy hóa.
4. Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi cho những người lao tâm, lao lực.
Tác dụng của tổ yến, yến sào với làn da
5. Tăng cường độ ẩm và độ đàn hồi cho da.
6. Làm giảm nếp nhăn trên da và làm nhỏ các mao mạch dưới da.
7. Chống lão hóa và giúp da luôn giữ được nét trẻ trung.
8. Gia tăng khả năng tái sinh của tế bào và mô giúp da mịn màng, săn chắc.
Tác dụng của tổ yến, yến sào với bệnh nhân ho, hen suyễn, hệ hô hấp yếu
9. Giúp giảm ho, tiêu đàm. Tốt cho những bệnh nhân hen suyễn, ho dai dẳng, ho ra đàm, và viêm phế quản.
10. Hỗ trợ trong việc cải thiện hệ hô hấp.
11. Giúp phục hồi nhanh cho những lá phổi bị nhiễm trùng.
12. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể thông qua thúc đẩy phân chia tế bào.
Tác dụng của tổ yến, yến sào với tim mạch, thận, lá lách
13. Cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp.
14. Điều hòa lưu thông máu đi khắp cơ thể .
15. Cải thiện tình trạng thường xuyên đổ mồ hôi và các vấn đề về tiết niệu.
16. Hạ nhiệt cơ thể cho những bệnh nhân bị sốt.
Tác dụng của tổ yến, yến sào với bệnh nhân sau khi bệnh, hóa trị, xạ trị
17. Tổ yến là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thích hợp nhất để bệnh nhân có thể hấp thu tinh chất thiên nhiên một cách tốt nhất.
18. Hỗ trợ tái tạo và tăng trưởng của tế bào giúp bù đắp lượng tế bào bị hủy diệt sau khi điều trị.
19. Cải thiện tình trạng đau họng, khô họng, táo bón, buồn nôn ở bệnh nhân sau khi xạ trị.
20. Giảm mệt mỏi, giúp phục hồi nhanh sau bệnh.